4P Marketing Có Còn “Chạm” Được Gen Z? Hay Đã Tới Lúc Chuyển Đổi Chiến Lược?

4P Marketing Có Còn "Chạm" Được Gen Z? Hay Đã Tới Lúc Chuyển Đổi Chiến Lược?
4P Marketing Có Còn "Chạm" Được Gen Z? Hay Đã Tới Lúc Chuyển Đổi Chiến Lược?

Bài viết tập trung phân tích cách mô hình 4P marketing cần được điều chỉnh để phù hợp với hành vi người tiêu dùng Gen Z, thế hệ đang đặt ra những tiêu chuẩn mới cho tiếp thị hiện đại. Thông qua việc bóc tách từng yếu tố Product, Price, Place và Promotion, ở bài viết này Online Marketing sẽ đưa ra những thay đổi thiết yếu để doanh nghiệp có thể cá nhân hóa sản phẩm, triển khai chiến lược omnichannel, đầu tư vào content marketing và nâng cấp truyền thông thương hiệu theo kỳ vọng của thế hệ người tiêu dùng mới.

Mô hình 4P marketing và thách thức khi tiếp cận hành vi người tiêu dùng Gen Z

Product (Sản phẩm)

Với mô hình 4P marketing truyền thống, yếu tố “Product” chỉ cần đảm bảo chất lượng và tính năng cơ bản. Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng Gen Z lại mong muốn nhiều hơn thế: họ cần một sản phẩm có thể cá nhân hóa, mang thiết kế độc đáo và có câu chuyện truyền cảm hứng. Sản phẩm phải thể hiện cá tính và giúp họ kết nối cảm xúc, điều này khiến việc phát triển sản phẩm phù hợp với hành vi người tiêu dùng Gen Z cần sáng tạo và linh hoạt hơn bao giờ hết.

Ví dụ: Dirty Coins tung ra các bộ sưu tập theo mùa gắn liền với thông điệp cá nhân hóa phong cách và khẳng định cái tôi thời trang của Gen Z.

Gen Z muốn sản phẩm cá nhân hóa và giàu cảm xúc, đòi hỏi Product phải sáng tạo hơn
Gen Z muốn sản phẩm cá nhân hóa và giàu cảm xúc, đòi hỏi Product phải sáng tạo hơn

Price (Giá cả)

Nếu trước đây người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá rẻ, thì hành vi người tiêu dùng Gen Z lại chú trọng đến “giá trị cảm nhận” (perceived value). Họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn nếu sản phẩm thể hiện được chất lượng, sự khác biệt hoặc gắn với thông điệp mà họ đồng cảm. Vì vậy, khi áp dụng mô hình 4P marketing với hành vi người tiêu dùng Gen Z, yếu tố Price cần được định vị dựa trên trải nghiệm và cảm xúc chứ không đơn thuần là con số.

Ví dụ: Routine định giá các sản phẩm áo khoác cá tính cao hơn mặt bằng chung nhưng được Gen Z ưa chuộng nhờ chất lượng, thiết kế riêng và thông điệp thời trang bền vững.

Gen Z muốn sản phẩm cá nhân hóa và giàu cảm xúc, đòi hỏi Product phải sáng tạo hơn
Gen Z muốn sản phẩm cá nhân hóa và giàu cảm xúc, đòi hỏi Product phải sáng tạo hơn

Place (Kênh phân phối)

Thay vì phụ thuộc vào mạng lưới bán hàng truyền thống như cửa hàng offline, hành vi người tiêu dùng Gen Z yêu thích trải nghiệm omnichannel, nơi họ có thể tiếp cận sản phẩm mọi lúc, mọi nơi, từ mạng xã hội đến website hay app di động. Với hành vi người tiêu dùng Gen Z, Place trong mô hình 4P marketing không chỉ là nơi bán hàng, mà là hành trình trải nghiệm mua sắm liền mạch, thuận tiện và hiện đại.

Ví dụ: The Coffee House tích hợp app đặt hàng, giao hàng, tích điểm và ưu đãi cá nhân hóa xuyên suốt cả online lẫn tại cửa hàng, đáp ứng hành vi tiêu dùng đa nền tảng của Gen Z.

Gen Z ưu tiên trải nghiệm mua sắm omnichannel liền mạch, biến Place thành hành trình chứ không chỉ là điểm bán.
Gen Z ưu tiên trải nghiệm mua sắm omnichannel liền mạch, biến Place thành hành trình chứ không chỉ là điểm bán.

Promotion (Chiến lược truyền thông)

Truyền thông kiểu cũ như TVC hay banner đơn thuần không còn hấp dẫn hành vi người tiêu dùng Gen Z. Họ bị thu hút bởi những chiến dịch sáng tạo, nội dung hài hước, bắt trend TikTok, meme vui nhộn hay minigame thú vị. Hành vi người tiêu dùng Gen Z muốn được tương tác, giải trí và kết nối với thương hiệu, nghĩa là yếu tố Promotion trong 4P marketing cần được tái định nghĩa thành sự tham gia, đồng sáng tạo và cá nhân hóa. Đây cũng là lúc các thương hiệu cần đầu tư vào content marketing và nâng cấp năng lực truyền thông thương hiệu.

Ví dụ: Chiến dịch “Chạm chất Gen Z” của Biti’s Hunter kết hợp influencer marketing, TikTok challenge và UGC (user-generated content) đã lan toả mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Gen Z cần Promotion sáng tạo, tương tác và cá nhân hóa, thay vì truyền thông kiểu cũ.
Gen Z cần Promotion sáng tạo, tương tác và cá nhân hóa, thay vì truyền thông kiểu cũ.

>>> Xem thêm: 4P trong Marketing: Case study thực tế từ Highlands Coffee.

Hành vi người tiêu dùng Gen Z và cách ứng dụng vào chiến lược 4P marketing

Hiểu tâm lý Gen Z là chìa khóa để mô hình 4P marketing phát huy hiệu quả trong thời đại mới. Gen Z không đơn thuần là người tiêu dùng – họ là những người muốn tham gia vào hành trình phát triển thương hiệu. Việc chỉ truyền thông một chiều không còn hiệu quả, bởi Gen Z mong muốn được tương tác, đóng góp ý kiến và cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị.

Ngoài sản phẩm, Gen Z đặc biệt quan tâm đến giá trị thương hiệu và thông điệp xã hội đi kèm. Họ sẵn sàng ủng hộ những thương hiệu có lập trường rõ ràng về môi trường, đa dạng giới tính hay công bằng xã hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược tiếp thị có chiều sâu, gắn liền yếu tố Promotion trong mô hình 4P với các giá trị Gen Z quan tâm.

Một điểm quan trọng khác là Gen Z ghét những quảng cáo mang tính “ép mua” hay quá lộ liễu. Họ bị thu hút bởi content marketing kiểu kể chuyện (storytelling), mang tính sáng tạo, giải trí và cá nhân hóa. Việc kết hợp giữa truyền thông mềm và sự tham gia chủ động của người dùng là cách để xây dựng niềm tin với thế hệ này.

>>> Xem thêm: Hành vi khách hàng trên mạng xã hội: chiến lược khai thác và ứng dụng qua case study 2025.

Khi 4P marketing được “Gen Z hóa”

The Coffee House

The Coffee House không chỉ đơn thuần là một chuỗi cửa hàng cà phê, mà còn xây dựng được một hệ sinh thái trải nghiệm, nơi Gen Z có thể vừa thưởng thức cà phê, vừa cảm nhận được phong cách sống và giá trị thương hiệu. Với mô hình 4P marketing, họ đã nâng cấp yếu tố “Product” thành một tổng hòa giữa sản phẩm, không gian, trải nghiệm cảm xúc và câu chuyện truyền cảm hứng. Nội dung truyền thông của The Coffee House cũng rất gần gũi với Gen Z, sáng tạo, bắt trend và dễ chia sẻ, thể hiện rõ cách họ đổi mới yếu tố Promotion để thu hút thế hệ trẻ.

The Coffee House dùng trải nghiệm và truyền thông sáng tạo để thu hút Gen Z.
The Coffee House dùng trải nghiệm và truyền thông sáng tạo để thu hút Gen Z.

Dirty Coins & Routine

Dirty Coins và Routine là hai thương hiệu thời trang nội địa đã tận dụng rất tốt mô hình 4P marketing phiên bản Gen Z. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm, họ đầu tư mạnh vào yếu tố “Product” thông qua lookbook thời thượng, thiết kế cá tính và thể hiện cái tôi của người trẻ. Về “Place”, họ ứng dụng mô hình omnichannel một cách hiệu quả – từ bán hàng trên TikTok Shop, Shopee đến các cửa hàng offline đều được đồng bộ trải nghiệm. Điều này giúp tạo nên hành trình mua sắm liền mạch, đúng kỳ vọng của Gen Z về sự tiện lợi và đa kênh.

Dirty Coins và Routine chinh phục Gen Z bằng sản phẩm cá tính và trải nghiệm mua sắm đa kênh.
Dirty Coins và Routine chinh phục Gen Z bằng sản phẩm cá tính và trải nghiệm mua sắm đa kênh.

Làm Mới 4P Marketing Để Phù Hợp Với hành vi người tiêu dùng Gen Z

Nhiều người cho rằng mô hình 4P marketing đã lạc hậu trong thời đại hành vi người tiêu dùng Gen Z. Tuy nhiên, bản chất của 4P marketing không hề lỗi thời, mà chỉ cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng mới của thế hệ tiêu dùng này.

Thay vì sản phẩm đại trà (Product), họ muốn Personalization, sự cá nhân hóa và khác biệt. Thay vì tập trung vào giá rẻ (Price), họ quan tâm đến Perceived Value, giá trị cảm nhận từ thương hiệu và trải nghiệm. Về phân phối (Place), họ cần omnichannel, tương tác và mua sắm liền mạch qua nhiều nền tảng. Và thay vì quảng cáo một chiều (Promotion), họ đòi hỏi Participation, được tham gia, tương tác và đồng sáng tạo.

Checklist để doanh nghiệp tự điều chỉnh chiến lược

  • Sản phẩm: Đã đủ yếu tố cá nhân hóa chưa? Có thể tùy biến theo nhu cầu/thị hiếu của hành vi người tiêu dùng Gen Z không?
  • Giá cả: Có phản ánh giá trị cảm nhận hay chỉ cạnh tranh bằng số tiền?
  • Kênh phân phối: Đã tích hợp omnichannel (online – offline – mạng xã hội – app)?
  • Truyền thông: Có khuyến khích họ tương tác, tạo nội dung, lan truyền thông điệp không thông qua content marketing?

Việc hiện đại hóa mô hình 4P marketing chính là cách để doanh nghiệp vừa giữ được nền tảng marketing truyền thống, vừa thích nghi hiệu quả với làn sóng hành vi người tiêu dùng Gen Z.

>>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch digital marketing & tải kế hoạch digital marketing mẫu.

Muốn “chạm” được hành vi người tiêu dùng Gen Z, doanh nghiệp cần thay đổi từ góc nhìn sản phẩm sang góc nhìn khách hàng. Hãy tạo ra một chiến lược tiếp thị có chiều sâu, tập trung vào giá trị thương hiệu, định vị khác biệt (USP), và cách giữ chân khách hàng dựa trên trải nghiệm thực sự – chứ không đơn thuần là quảng cáo.

Hãy bắt đầu từ bây giờ và đừng ngần ngại chia sẻ cho chúng tôi những câu hỏi hay kinh nghiệm của bạn ở phía dưới phần bình luận nhé. Chúng tôi luôn sẵn lòng cùng bạn đồng hành của bạn.

Support