Chào bạn! Bạn đã bao giờ vật lộn với SEO nhưng vẫn giậm chân tại chỗ chưa? Tôi đã từng như vậy! Tất cả đều đến từ những lỗi tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng đó lại là lý do gây cản trở sự phát triển của bạn.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ ngắn gọn về những sai lầm phổ biến hiện nay, đồng thời cũng bật mí vài cách khắc phục nhanh gọn để giúp website của bạn có thể cải thiện thứ hạng trên Google. Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!
Nội dung nghèo nàn và thiếu giá trị
Một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường SEO đó chính là xem nhẹ chất lượng nội dung bài viết. Google luôn đặt chất lượng nội dung lên hàng đầu, vì vậy những trang web mang đến thông tin giá trị, độc đáo và hữu ích luôn được ưu tiên trên bảng xếp hạng.
Nhiều người viết chỉ làm cho nhanh hoặc tệ hơn là copy ý tưởng từ người khác rồi đăng thêm website của mình. Điều này chẳng khác nào báo động đỏ với Google, họ sẽ tránh xa những trang như vậy ngay. Rồi nếu website của bạn cứ đứng im với những thông tin cũ rích, ai còn muốn ghé thăm nữa đúng không? Một lỗi kinh điển nữa mà nhiều người hay mắc phải là cố gắng nhồi nhét từ khóa một cách lộ liễu, khiến cho văn phong của bài viết không được trôi chảy. Thay vì thế, hãy viết tự nhiên, chân thật, tập trung vào việc giải đáp thắc mắc của người đọc. Nội dung chất lượng chính là chìa khóa vàng để SEO thành công bền vững đấy!
Lời khuyên dành cho bạn
- Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng: Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush để khám phá khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và các từ khóa liên quan.
- Tạo nội dung chất lượng: Cần tập trung vào việc xây dựng các bài viết chi tiết, mang tính chiều sâu, độc đáo và phải giải quyết triệt để được các vấn đề mà người đọc đang gặp phải. Đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu những gì mà họ đang tìm kiếm và cung cấp những thông tin vượt ngoài mong đợi của họ.
- Đa dạng hóa định dạng nội dung: Bạn có thể sử dụng hình ảnh chất lượng cao, video trực quan, infographic dễ hiểu,… để tăng tính hấp dẫn và khả năng tương tác của người dùng.
- Cập nhập nội dung thường xuyên: Google luôn đánh giá cao những website thường được làm mới thường xuyên, vì vậy hãy lập một lịch trình cập nhập nội dung cụ thể và tuân thủ nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
- Sử dụng từ khóa tự nhiên: Sử dụng các từ khóa một cách mềm mại trong tiêu đề, thẻ heading, đoạn văn mở đầu và kết luận, cũng như toàn bộ nội dung sẽ làm người đọc cảm thấy như thể đang trò chuyện với bạn hơn là đang đọc một bài viết khô khan.

Tối ưu hóa On-Page sơ sài
On-Page SEO, được hiểu đơn giản là việc chúng ta “tút tát” lại những gì được hiển thị ngay trên trang web của mình sao cho thân thiện và thu hút người dùng. Nếu chúng ta không chú trọng tới điều này, thì đây sẽ là một điểm trừ rất lớn, làm cản trở website tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng.
Chúng ta thường bỏ qua việc tỉa tót cho tiêu đề trang sao cho thật thu hút và chứa đựng những từ khóa quan trọng, điều này khiến Google mơ hồ về nội dung, còn người đọc thì chẳng mấy mặn mà. Phần mô tả ngắn dưới tiêu đề cũng vậy, nếu viết hời hợt, thiếu sự mời gọi, chúng ta dễ dàng đánh mất cơ hội thu hút người dùng. Cấu trúc các tiêu đề lớn nhỏ trong bài cũng đóng vai trò then chốt, một bố cục rõ ràng giúp cả người đọc lẫn Google dễ dàng nắm bắt được những ý chính.
Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là phần mô tả cho hình ảnh. Việc quên chú thích sẽ khiến Google mù tịt và bỏ qua những hình ảnh giá trị của bạn, đồng nghĩa với việc bạn đánh mất cơ hội xuất hiện trên Google Images. Địa chỉ trang web URL cũng cần được tối ưu; một đường dẫn quá dài dòng hoặc chứa ký tự khó hiểu sẽ gây khó khăn cho người dùng khi muốn ghi nhớ hay chia sẻ, đồng thời cũng làm Google bối rối. Song song đó, tốc độ tải trang chậm chạp sẽ mang đến trải nghiệm không tốt, khiến khách hàng dễ dàng rời bỏ website của bạn. Chăm chút những yếu tố này chính là chìa khóa để SEO hiệu quả hơn.
Lời khuyên dành cho bạn
- Tối ưu hóa Title Tag: Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Search Console, SEOquake hoặc Yoast SEO để viết tiêu đề sao cho gây tò mò, khơi gợi sự chú ý của người đọc và khác biệt với các website khác. Tiêu đề nên chỉ có độ dài dưới 60 ký tự để có thể hiển thị tốt trên hầu hết các công cụ tìm kiếm.
- Viết thẻ mô tả lôi cuốn: Bạn nên tóm tắt nội dung trang một cách hấp dẫn trong khoảng 150-160 ký tự. Chứa các từ khóa phụ liên quan và đưa ra CTA, ví dụ như “Tìm kiếm ngay” hoặc “Đọc ngay để nhận ưu đãi”.
- Sử dụng thẻ Heading hợp lý: Sử dụng các trình duyệt soạn thảo văn bản như Google Docs, Microsoft Word để có thể hỗ trợ tạo ra một cấu trúc heading rõ ràng và hợp lý trước khi đưa lên website.
- Thêm chú thích cho hình ảnh: Mô tả ngắn gọn và chính xác nội dung của từng ảnh bằng văn bản, có thể sử dụng các từ khóa liên quan một cách tự nhiên. Ví như “các loại quần áo mùa đông 2025” hay “12 loại nấm phổ biến”.
- Tối ưu hóa URL: Sử dụng các URL dễ đọc, ngắn gọn, chứa các từ khóa chính và phân tách các từ bằng dấu gạch ngang ( ví dụ như: www.example.com/dien-thoai-samsung-galaxy-s23-ultra).
- Cải thiện tốc độ tải trang: Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights, GTmetrix, WebPageTest để cải thiện tốc độ tải trang. Hoặc bằng các công cụ nén ảnh TinyPNG, ImageOptim để giảm kích thước các tệp tin.

Bỏ quên SEO Off-Page
SEO Off-Page thường bị xem nhẹ, nhưng nó quan trọng như việc người khác giới thiệu website của bạn với Google vậy. Thiếu đi những lời giới thiệu chất lượng, Google sẽ không tin tưởng trang của bạn.
Một số sai lầm phổ biến là không cố gắng lấy liên kết từ các trang web uy tín. Mỗi liên kết giá trị giống như một sự công nhận cho nội dung bạn tạo ra. Nếu thiếu những sự công nhận này, Google sẽ không đánh giá cao website của bạn. Ngược lại, việc cố gắng lấy liên kết từ các nguồn không tốt còn có thể khiến bạn bị phạt, ảnh hưởng đến thứ hạng. Bỏ qua việc quảng bá trên mạng xã hội cũng là một thiếu sót lớn, vì đây là cách tuyệt vời để nhiều người biết đến website của bạn. Việc không quan tâm đến những gì người khác nói về bạn trên mạng cũng có thể làm giảm uy tín.
Lời khuyên dành cho bạn
- Xây dựng backlink chất lượng: Sử dụng các công cụ như Ahrefs hay SEMrush để có thể phân tích các hồ sơ backlink của đối thủ, từ đó xác định được các nguồn backlink chất lượng mà họ có được và tìm kiếm kiếm được các cơ hội tương tự.
- Guest blogging: Bạn có thể viết bài viết cho các website khác trong lĩnh vực của bạn, rồi sau đó chèn backlink về trang web của mình. Có thể sử dụng các công cụ như Google Search, Gmail, Outlook để tìm kiếm và gửi đề xuất các guest post của bạn.
- Tham gia các diễn đàn, cộng đồng trực tuyến: Việc tham gia vào các diễn đàn và cộng đồng sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, chia sẻ hiểu biết của bạn thân, đồng thời cũng xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ chất lượng.
- Quảng bá nội dung trên mạng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội hiện nay rất phổ biến với người dùng, do đó mà bạn nên chia sẻ các nội dung của bạn lên các trang mạng xã hội thích hợp. Nhờ vào việc tương tác với người theo dõi có thể giúp bạn tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng và quản lý danh tiếng trực tuyến: Bạn nên theo dõi các đánh giá và phản hồi của khách hàng về doanh nghiệp của bạn, bằng cách tương tác với người theo dõi nhanh chóng, sử dụng các hình ảnh và video hấp dẫn sẽ thu hút một lượng người xem đáng kế.

Phân tích và theo dõi hời hợt
SEO không phải là một công việc một lần là xong. Nó là một hành trình liên tục, đòi hỏi chúng ta phải luôn để mắt tới hiệu quả và sẵn sàng thay đổi chiến lược khi cần thiết. Việc bỏ qua khâu theo dõi và phân tích chẳng khác nào mò kim đáy bể, bạn sẽ không biết mình đang đi đúng hướng hay lạc lối giữa biển thông tin.
Thường thì, chúng ta hay bỏ qua các công cụ đo lường web, mà đây lại là bảo bối giúp ta thấy rõ hiệu quả SEO. Việc không dùng chúng khiến ta chẳng biết website đang thể hiện thế nào. Rồi những con số như lượng người vào trang, thứ hạng từ khóa, hay bao nhiêu người mua hàng… chúng ta cũng không để ý. Đây đều là những manh mối quan trọng để biết SEO có đang đi đúng hướng không.
Thêm nữa, việc chẳng xem đối thủ làm gì cũng là một thiếu sót lớn. Nhìn họ làm, ta có thể học hỏi được nhiều điều hay và tìm ra những chỗ mình còn yếu. Cuối cùng, thu thập được dữ liệu mà không dám thay đổi thì mọi thứ cũng bằng không. Dựa vào những con số này để thử nghiệm và cải thiện liên tục mới là cách SEO thành công đó.
Lời khuyên dành cho bạn
- Cài đặt và sử dụng các công cụ phân tích web: Bạn có thể sử dụng Google Analytics và Google Search Console để có thể cái nhìn sâu sắc về cách người dùng tương tác với website của bạn và cách Google nhìn nhận về website của bạn.
- Theo dõi các chỉ số quan trọng: Việc nắm bắt hiệu suất SEO không chỉ dừng lại ở việc cài đặt công cụ mà còn ở việc bạn thường xuyên theo dõi và hiểu ý nghĩa của các chỉ số.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush, Similarweb để tìm hiểu những gì đối thủ đang làm tốt và chưa tốt và giúp bạn xác định các cơ hội để vượt lên.
- Điều chỉnh chiến lược SEO dựa trên dữ liệu: Dựa vào các dữ liệu đã được thu thập từ trước, bạn hãy biến nó thành một kế hoạch SEO hoàn chỉnh để giúp website của bạn đặt được thứ hạng cao trên Google.

Đến đây, có thể thấy rằng việc nắm vững và tránh xa 4 lỗi SEO thường gặp này đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một website phát triển bền vững và tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Đừng để những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt này “ngáng chân” bạn trên con đường chinh phục thứ hạng cao trên Google.
Bạn đã sẵn sàng để “cứu cánh” website của mình khỏi những lỗi SEO và bứt phá trên bảng xếp hạng chưa? Hãy bắt đầu từ bây giờ và đừng ngần ngại chia sẻ cho chúng tôi những câu hỏi hay kinh nghiệm của bạn ở phía dưới phần bình luận nhé. Online Marketing luôn sẵn lòng cùng bạn đồng hành trên chuyến hành trình của bạn đấy!